Chính sách gia hạn, miễn giảm thuế sau Bão số 3 (Yagi)
04:31:21 | 14/10/2024

Trong tháng 9/2024, cơn Bão số 3 (Yagi) đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc của Việt Nam. Nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, Tổng cục Thuế đã ban hành công văn số 4062/TCT-CS về việc hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do Bão số 3 và mưa lũ sau bão. Bài viết này sẽ giúp Bạn hiểu rõ hơn các chính sách hỗ trợ về thuế, cũng như hướng dẫn chi tiết các thủ tục để được hưởng chính sách ưu đãi này.

1. Công văn số 4062/TCT-CS hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do Bão số 3 và mưa lũ sau bão. 1

2. Thư ngỏ của Cục Thuế TP. Hà Nội về các chính sách liên quan đến gia hạn, miễn giảm trong trường hợp thiên tai 1

3. Quy định miễn, giảm, gia hạn thuế, chính sách thuế do ảnh hưởng của Bão số 3. 1

3.1 Quy định về miễn, giảm, gia hạn thuế, chính sách thuế cho người nộp thuế bị ảnh hưởng do Bão số 3. 1

3.2 Quy định về miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí cho Hộ, cá nhân kinh doanh ảnh hưởng do Bão số 3. 1

1. Công văn số 4062/TCT-CS hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do Bão số 3 và mưa lũ sau bão

Công văn số 4062/TCT-CS về việc hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do Bão số 3 và mưa lũ sau bão

Ngày 13/09/2024, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 4062/TCT-CS về việc hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do Bão số 3 và mưa lũ sau bão. Theo đó, Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế các tỉnh, thành phố nơi có tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị thiệt hại do Bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra, triển khai việc hướng dẫn người nộp thuế các nội dung sau:

  • Quy định về pháp luật về miễn, giảm, gia hạn thuế, chính sách thuế cho người nộp thuế bị ảnh hưởng do gặp thiên tai.
  • Quy định về pháp luật về miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí cho Hộ, cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng do gặp thiên tai

Các chính sách hỗ trợ thuế cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị thiệt hại do Bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra bao gồm:

  • Miễn tiền chậm nộp, miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế: Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai có thể được miễn tiền chậm nộp thuế, miễn tiền phạt hành chính.
  • Gia hạn nộp thuế, hồ sơ khai thuế: Các trường hợp được gia hạn bao gồm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn. Người nộp thuế phải lập hồ sơ theo quy định để được xem xét gia hạn.
  • Miễn, giảm các loại thuế: Chính sách miễn, giảm áp dụng cho thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Mức miễn, giảm phụ thuộc vào mức độ thiệt hại và các quy định hiện hành.

>> XEM CHI TIẾT: Công văn 4062/TCT-CS

2. Thư ngỏ của Cục Thuế TP. Hà Nội về các chính sách liên quan đến gia hạn, miễn giảm trong trường hợp thiên tai

Cũng trong ngày 13/09/2024, Cục Thuế TP. Hà Nội đã có thư ngỏ để gửi lời cảm thông sâu sắc đến cộng đồng người nộp thuế trên địa bàn, đồng thời thông báo về các chính sách thuế liên quan đến gia hạn, miễn, giảm trong trường hợp gặp thiên tai theo quy định hiện hành, nhằm hỗ trợ và tháo gỡ phần nào khó khăn cho doanh nghiệp và cộng đồng người nộp thuế.

Thư ngỏ của Tổng cục Thuế về các chính sách liên quan đến gia hạn, miễn giảm trong trường hợp thiên tai

Nội dung cụ thể về các chính sách thuế và việc thực hiện các thủ tục về gia hạn, miễn, giảm thuế chi tiết tại phụ lục đính kèm Thư gửi người nộp thuế.

>> XEM CHI TIẾT: Phụ lục chính sách thuế liên quan đến gia hạn khai thuế, nộp thuế, miễn, giảm tiền thuế do ảnh hưởng của thiên tai

3. Quy định miễn, giảm, gia hạn thuế, chính sách thuế do ảnh hưởng của Bão số 3

Theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14Công văn 4062/TCT-CS ngày 13/09/2024 hướng dẫn về miễn, giảm, gia hạn thuế do ảnh hưởng của Bão số 3 như sau:

3.1 Quy định về miễn, giảm, gia hạn thuế, chính sách thuế cho người nộp thuế bị ảnh hưởng do Bão số 3

3.1.1 Về gia hạn nộp thuế

Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Đối tượng gia hạn nộp thuế

Thời gian gia hạn nộp thuế

Hồ sơ gia hạn nộp thuế

Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;

“27. Trường hợp bất khả kháng bao gồm:

a) Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;

b) Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ”.

Không quá 02 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế

  • Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, thời hạn nộp;
  • Tài liệu chứng minh lý do gia hạn nộp thuế.

Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.

Không quá 01 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Theo đó, người nộp thuế không bị phạt và không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền nợ thuế trong thời gian gia hạn nộp thuế. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp căn cứ hồ sơ gia hạn nộp thuế để quyết định số tiền thuế được gia hạn, thời gian gia hạn nộp thuế.

3.1.2 Về miễn tiền chậm nộp

Tại khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế như sau:

“8. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này.”

Hồ sơ miễn tiền chậm nộp được quy định tại Điều 23 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/09/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, cụ thể:

  • Văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp của người nộp thuế theo Mẫu số 01/MTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
  • Tài liệu xác nhận về thời gian, địa điểm xảy ra thiên tai của cơ quan có thẩm quyền (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);
  • Văn bản xác định giá trị thiệt hại vật chất của cơ quan tài chính hoặc cơ quan giám định độc lập (bản chính hoặc bản sao có chứng thực)
  • Văn bản (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường thiệt hại (nếu có);
  • Các chứng từ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại (nếu có).

Số tiền chậm nộp được miễn là số tiền chậm nộp còn nợ tại thời điểm xảy ra thiên tai và không vượt quá giá trị vật chất bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm theo quy định (nếu có). Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước ban hành Quyết định miễn tiền chậm nộp theo Mẫu số 04/MTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.

3.1.3 Về khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào như sau:

“1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.

Các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: thiên tai, hoả hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, hàng hóa mất phẩm chất, quá hạn sử dụng phải tiêu hủy. Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế.”

3.1.4 Về thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ Điều 9 Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với phần giá trị tổn thất do thiên tai. Phần giá trị tổn thất do thiên tai được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ (-) phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:

  • Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập. Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  • Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
  • Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
  • Khoản tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai.

>> XEM NGAY: Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ xác định khoản tải trợ khắc phục hậu quả thiên tai để khấu trừ khi tính thuế TNDN

3.2 Quy định về miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí cho Hộ, cá nhân kinh doanh ảnh hưởng do Bão số 3

3.2.1 Về giảm thuế

Căn cứ Điều 54, Điều 55, Điều 56 Thông tư 80/2021/TT-BTC, trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh gặp khó khăn do thiên tai thì hộ, cá nhân kinh doanh được giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên như sau:

Loại thuế

Mức giảm thuế

Hồ sơ giảm thuế

Thuế Thu nhập cá nhân

Mức giảm thuế thu nhập cá nhân tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp

  • Văn bản đề nghị theo Mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC;
  • Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai theo Mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC. Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản;
  • Trường hợp thiệt hại về hàng hoá thì người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật;
  • Trường hợp thiệt hại về đất đai, hoa màu thì cơ quan tài chính có trách nhiệm xác định;
  • Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục thiên tai;
  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC (nếu người nộp thuế đề nghị giảm thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công).

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Mức giảm thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).

  • Văn bản đề nghị theo Mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC;
  • Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai theo Mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC; Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản.
  • Trường hợp thiệt hại về hàng hóa: người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật.
  • Báo cáo tài chính (nếu là doanh nghiệp) kèm theo giải trình phân tích xác định số bị thiệt hại, số lỗ do bị thiệt hại.

Thuế tài nguyên

Mức giảm thuế tìa nguyên tương ứng số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào sổ thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.

  • Văn bản đề nghị theo Mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC.
  • Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài nguyên tổn thất của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hoả hoạn theo Mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC. Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản.
  • Trường hợp thiệt hại về hàng hóa: Người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật. giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm.

Trong thời hạn 30 ngày (hoặc 40 ngày trong trường hợp cần kiểm tra thực tế) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý thuế quyết định miễn, giảm thuế hoặc thông báo bằng văn bản lý do không thuộc diện được giảm thuế.

3.2.2 Về gia hạn nộp thuế

Cơ quan thuế không tính tiền chậm nộp đối với số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn trong khoảng thời gian được gia hạn thời hạn nộp (bao gồm cả trường hợp người nộp thuế gửi Giấy đề nghị gia hạn cho cơ quan thuế sau khi đã nộp hồ sơ khai thuế và trường hợp cơ quan có thẩm quyền qua kiểm tra, thanh tra xác định người nộp thuế được gia hạn có số phải nộp tăng thêm của các kỳ tính thuế được gia hạn). Trường hợp cơ quan thuế đã tính tiền chậm nộp (nếu có) đối với các hồ sơ thuế thuộc trường hợp được gia hạn theo quy định tại Nghị định này thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh, không tính tiền chậm nộp.

Đối với hộ kinh doanh bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do thiên tai (lũ lụt) được gia hạn nộp thuế không quá 02 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Người nộp thuế không bị phạt và không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền nợ thuế trong thời gian gia hạn nộp thuế.

Hồ sơ gia hạn nộp thuế thực hiện theo điểm a, khoản 2 Điều 24 Thông tư 80/2021/TT-BTC, bao gồm:

  • Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo Mẫu số 01/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
  • Tài liệu xác nhận về thời gian, địa điểm xảy ra thiên tai của cơ quan có thẩm quyền (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);Văn bản xác định giá trị vật chất bị thiệt hại do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu;
  • Văn bản (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường thiệt hại (nếu có);
  • Các chứng từ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại (nếu có).

Trường hợp hồ sơ hợp pháp, đầy đủ, đúng mẫu quy định thì cơ quan thuế thông báo bằng văn bản về việc gia hạn nộp thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Những chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế trên đã góp phần giúp đỡ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Bão số 3 sớm ổn định sản xuất kinh doanh và phục hồi cuộc sống. Việc nắm rõ và thực hiện đúng các thủ tục sẽ giúp người nộp thuế được hưởng lợi tối đa từ các chính sách này.

Quý khách hàng quan tâm về dịch vụ Hóa đơn điện tử Bkav eHoadon, vui lòng đăng ký tại đây

 

Tư liệu tham khảo:

- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;

- Thư viện pháp luật;

- Luật Việt Nam.