Quy định mới nhất 2025 về thời điểm xuất hóa đơn - Bkav Corporation - Bkav.com.vn
Việc nắm vững các quy định mới nhất về thời điểm xuất hóa đơn cho từng loại hàng hóa, dịch vụ không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn hạn chế tối đa rủi ro tài chính và pháp lý. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định về thời điểm xuất hoá đơn.
1. Quy định về thời điểm xuất hóa đơn chuẩn pháp luật
1.1.Thời điểm xuất hóa đơn đối với bán hàng hóa
1.2. Thời điểm xuất hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ
1.3. Thời điểm xuất hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể
2. Mức phạt xuất hóa đơn sai thời điểm
3. Thời hiệu xử phạt xuất hóa đơn sai thời điểm
4. Giải đáp một số thắc mắc về thời điểm xuất hóa đơn
4.1. Hóa đơn điện tử có xuất lùi ngày được không?
4.2. Giao hàng trước xuất hóa đơn sau có được không?
1. Quy định về thời điểm xuất hoá đơn chuẩn pháp luật
1.1.Thời điểm xuất hóa đơn đối với bán hàng hóa
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa như sau: "Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền".
1.2. Thời điểm xuất hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ như sau:
- Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: Kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; tư vấn giám sát; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; lập dự án đầu tư xây dựng).
Lưu ý: Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
1.3. Thời điểm xuất hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể
Dưới đây là thời điểm xuất hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể theo quy định tại khoản 4 điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
2. Mức phạt xuất hóa đơn sai thời điểm
Căn cứ theo điều 24, nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp có thể bị xử phạt như sau nếu lập hóa đơn không đúng thời điểm:
- Phạt cảnh cáo trong trường hợp lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ (theo quy định tại điểm a, khoản 1 điều 24 nghị định 125/2020/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế (theo quy định tại khoản 3 điều 24 nghị định 125/2020/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trừ 2 trường hợp nêu trên (theo quy định tại điểm a, khoản 4 điều 24 nghị định 125/2020/NĐ-CP)
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính khi lập hóa đơn sai thời điểm, doanh nghiệp còn phải chịu thuế và truy thu thuế nếu việc xuất hóa đơn sai thời điểm làm chậm nộp thuế và chịu các khoản lãi phát sinh. Điều này không chỉ gây ra tổn thất tài chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
3. Thời hiệu xử phạt xuất hóa đơn sai thời điểm
Căn cứ, điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm là 02 năm tính từ ngày lập hóa đơn.
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:
- Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện: Thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
- Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc: Thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.
Điểm d khoản 1 Điều này, hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày lập hóa đơn.
Theo đó, trường hợp thực hiện nhiều hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào ngày lập hóa đơn để xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm là 02 năm tính từ ngày lập hóa đơn đó.
4. Giải đáp một số thắc mắc về thời điểm xuất hóa đơn
4.1. Hóa đơn điện tử có xuất lùi ngày được không?
Doanh nghiệp không được phép xuất hóa đơn lùi ngày. Việc xuất hóa đơn điện tử lùi ngày là hành vi không đúng quy định pháp luật về thời điểm lập hóa đơn và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
4.2. Giao hàng trước xuất hóa đơn sau có được không?
Giao hàng trước xuất hóa đơn sau được xem là hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP đã nêu ở trên, tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
>> Bkav eHoadon là giải pháp hóa đơn điện tử dễ sử dụng nhất hiện nay, đáp ứng đầy đủ quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử sang cơ quan thuế. Giải pháp đảm bảo bảo mật, an toàn dữ liệu với chữ số và các giải pháp an ninh của Tập đoàn công nghệ Bkav. Bkav eHoadon được sử dụng hoàn toàn trực tuyến, không cần cài đặt, chỉ vài phút là có thể xuất đơn vị. Không những thế, Bkav eHoadon có thể tích hợp với 99% phần mềm kế toán, phần mềm bán hàng,...
Hiện nay, trên hệ thống của Bkav eHoadon có tỷ lệ hóa đơn được khởi tạo và hơn 150.000 tập đoàn, doanh nghiệp sử dụng như: Tập đoàn Hoa Sen; Tập đoàn Bitexco; Công ty Bảo hiểm Manulife Việt Nam; Tập đoàn Sơn Hà; Công ty cổ phần văn phòng Hồng Hà; các chuỗi cửa hàng ăn nhanh nổi tiếng như: Jollibee, Pizza Company, ThaiExpress…; Công ty cổ Phần Masscom Việt Nam; Bệnh viện Hồng Ngọc…; các công ty, cửa hàng xăng dầu lớn như: Công ty Cổ phần xăng dầu HFC, Công ty lol dầu Houssinco…
Quý khách hàng quan tâm về dịch vụ Hóa đơn điện tử Bkav eHoadon, vui lòng đăng ký tại đây
- Thư viện pháp luật
- Nghị định 125/2020/NĐCP - Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- Nghị định 123/2020/NĐCP quy định về hoá đơn chứng từ
- Tổng Cục Thuế