Nếu coi mỗi Bộ như một doanh nghiệp, thì Bộ trưởng là CEO, khách hàng là người dân. Dịch vụ mà các "doanh nghiệp" Bộ cung cấp là chuyên ngành quản lý của Bộ đó.
Chúng ta thử tìm hiểu về "Doanh nghiệp" Bộ GD: Nhân viên: HƠN 1,2 TRIỆU, là các giáo viên. Khách hàng: HƠN 24 TRIỆU, là học sinh, sinh viên.
"Doanh nghiệp" Bộ GD còn đặc biệt hơn các Bộ khác ở chỗ, cả nhân viên và khách hàng đều là trực tiếp, tức là thực sự giống như một doanh nghiệp về nghĩa đen. Ngoài ra Bộ Y tế cũng có những điểm tương đồng.
Nói như vậy để thấy, vị trí Bộ trưởng GD phải là một CEO TẦM CỠ như thế nào. Vị CEO này vừa phải giỏi về quản trị, quản lý, lại phải giỏi về QUAN HỆ CÔNG CHÚNG, đồng thời là một chính trị gia.
Các vị Bộ trưởng GD gần đây đều bị "kêu" rất nhiều, theo tôi chưa hẳn vì họ kém hơn các Bộ trưởng khác, mà vì nhiệm vụ của họ đặc biệt hơn, đòi hỏi họ phải BẢN LĨNH HƠN.
Công bằng mà nói GD vẫn còn nhiều vấn đề, nhưng gần đây đã có nhiều đổi mới. Với cách nhìn như trên, chúng ta hy vọng Bộ trưởng mới SẼ XỨNG TẦM với nhiệm vụ.
Mặt khác ở vị trí người dân, nếu hiểu vai trò khó khăn của vị CEO này sẽ nên tạo điều kiện, thay vì DỄ DÀNG TRÁCH MÓC. Những việc lớn như vậy cần sự bài bản và thời gian, không thể sốt ruột ngày một ngày hai.
Chúc mừng
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn !
Chúc các bạn tuần mới làm việc hiệu quả !
CEO Nguyễn Tử Quảng