Chỉ trong 6 ngày từ khi ra mắt cho hệ điều hành Android, ứng dụng chia sẻ ảnh qua di động đã có tới 5 triệu lượt tải về. Instagram càng trở nên hấp dẫn hơn khi được Facebook mua lại với giá 1 tỷ USD. Việc có quá nhiều người tìm kiếm và tải về ứng dụng này từ Internet đã bị hacker lợi dụng tạo ra phiên bản Instagram giả mạo để đánh cắp tiền của người dùng.
Sau khi được cài đặt lên điện thoại, Instagram giả mạo sẽ tự động gửi đi các tin nhắn tới nhiều đầu số dịch vụ có thu phí như: 38xx, 71xx, 81xx... Người sử dụng di động vì thế sẽ bị trừ tiền trong tài khoản tùy theo từng đầu số mà ứng dụng giả mạo đã gửi tin nhắn đến. Như vậy, thay vì được sử dụng phần mềm xử lý ảnh chia sẻ qua di động, người dùng bị âm thầm trộm tiền mà họ không hay biết.
Phần mềm Instagram giả mạo có chứa mã độc này được đưa lên các kho phần mềm không chính thống trên Internet. Để không bị mất tiền oan, bạn chỉ nên tải ứng dụng từ kho chính thống của Google Play.
Hacker đã tạo ra phiên bản Instagram giả mạo để đánh cắp tiền của người dùng di động
Hiện, Bkav Mobile Security đã cập nhật mẫu nhận diện phát hiện phần mềm độc hại này với tên là Trojan.FakeInstagram, bạn có thể dùng Bkav Mobile Security để quét, kiểm tra xem điện thoại của mình có cài phải phần mềm Instagram giả hay không.
Bạn có thể bấm vào đây để tải Bkav Mobile Security.
Bkav